NƯỚC HOÀN NGUYÊN

Nước là một phần tất yếu của cuộc sống. Câu này quen quen nhưng là nước nào hay nước nào cũng vậy!


Cấu trúc phân tử của nước là sự kết hợp của 2 nguyên tử Hydro (H+) và 1 nguyên tử Oxy (O2-) bằng các liên kết Hydro. Công thức hóa học của nước là H-O-H (H2O)


Phân tử nước có kích thước cực nhỏ, bản thân H+ cũng là nguyên tử nhỏ nhất trong các loại nguyên tố, do đó nước dễ dàng di chuyển và thẩm thấu qua các vách tế bào, mạch máu, da …


Độ âm điện của Oxy cao hơn Hydro. Việc sắp xếp cấu tạo theo góc ba không đồng đều và việc tích điện từng phần khác nhau của các nguyên tố dẫn đến cực tính dương ở phía nguyên tử Hydro và cực tính âm ở phía nguyên tử Oxy, gây ra tính lưỡng cực cho nước. Các phân tử nước thường hút với nhau bằng liên kết Hydro, liên kết này lại không bền vững, rất dễ đứt gãy. Vì vậy cứ trong một phần giây, các phân tử nước hút nhau rồi lại tách ra nhanh chóng để liên kết với các phân tử khác, tạo nên sự chuyển động linh hoạt nước ở thể lỏng. Nước này tạm gọi là nước nguyên sinh.
Tuy nhiên do các hoạt động sống của con người thải ra(nước thải sinh hoạt, sản xuất, khói bụi, …) tác động trực tiếp và gián tiếp đến nước, làm cho liên kết giữa các phân tử nước trở nên bền vững hơn, kết thành chùm, kích thước lớn hơn, kém linh hoạt hơn. Nước lúc này đã khác với tính chất ban đầu của nước nguyên sinh là kích thước nhỏ, linh hoạt dễ thẩm thấu và di chuyển qua da, mạch máu…


Nước này cũng kém hiệu quả trong việc sử dụng để sản xuất hay sinh hoạt hằng ngày. Tuỳ thuộc vào khu vực, nguồn nước mà có đến 80% nước không còn như nước nguyên sinh nữa.
Việc đưa nước lúc này trở về trạng thái gần giống nước ban đầu là việc cần thiết nhằm tăng hiệu quả sử dụng nước. Nước này được gọi là nước hoàn nguyên, hoàn lại bản chất ban đầu của nước. Đây mới chính là nước cần cho cuộc sống chúng ta!
(Còn nữa)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *