Hôm trước Chilica có đọc đâu đó trong nhóm khởi nghiệp một bài, đại ý nói: tối thiểu phải có HACCP hay cả ISO rồi mới nghĩ đến xuất khẩu. Thực tế có phải vậy không? Trả lời không, kinh nghiệm của Chilica là vậy.
Đầu năm 2020, Chilica xin chứng nhận “Cơ sơ đủ điều kiện VSATTP”. Tháng 6/2020 Chilica ra sản phẩm thực tế. Tháng 10/2020 Chilica xuất sang Úc. Năm 2021 mắc dịch, dịch vật cho lên bờ xuống ruộng. Đầu 2022 Chilica tiếp tục xuất sang Hà Lan, Hàn Quốc và Czech. Giữa 2022, có khách Mỹ và UAE đặt vấn đề mua hàng, Chilica tiến hành làm FDA, Halal. Tháng 12/2022 xuất đi Mỹ. Sang 2023 xuất đi Canada, Iran, Saudi Arabia. Tháng 3/2023, chứng nhận “Cơ sở đủ điều kiện VSATTP” hết hạn, Chilica xin gia hạn, họ bảo giấy này không có giá trị quốc tế, Chilica xuất khẩu nhiều làm HACCP luôn đi. Ừ thì về làm. Từ khi có HACCP (6/2023) đến nay chỉ xuất thêm UAE.
Như vậy trước khi có HACCP, Chilica đã xuất khẩu đi 8 quốc gia (tất cả chính ngạch), rồi “bị” làm HACCP chứ không phải “cố” làm. Còn ISO thì chưa thấy ai đòi nên không làm. Thời buổi khó khăn, đồng tiền của startup lớn lắm. Làm chứng nhận khá tốn kém. Nếu đối tác sẵn sàng mua mà cần thêm giấy tờ gì ta sẽ đáp ứng. Quan trọng là vẫn áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong nội bộ để có 1 sản phẩm tốt nhất, khi khách hàng “ăn là thích – dính là mê”, lúc này giấy tờ chỉ là thủ tục.
…
Khi đã yêu thì gia cảnh không còn là vấn đề, có chăng là để hợp thức hoá mà thôi, “Tình yêu như trái phá, con tim mù loà” (Tình Sầu – Trịnh Công Sơn) mà lị!