Nhà tôi ba đời làm nông (trước đó làm gì tôi không rành, hihi), trách nhiệm chính của nông dân là làm sao năng suất cao nhất, thêm nữa là màu sắc đẹp, chất lượng tốt là đã trở thành nông dân suất sắc rồi. Đòi họ xây dựng thương hiệu, tìm đầu ra, chế biến thành phẩm, … là chuyện quá sức của họ. Cái này chỉ có đại gia, trí thức đi làm nông dân thì được vì vậy mới có liên kết 4 nhà: Nhà nước, nhà khoa học, nhà sản xuất và nhà nông. Trong chuỗi liên kết này, nhà sản xuất rất quan trọng, có thể thúc đẩy – hợp tác – liên kết các nhà còn lại. Vậy nhà sản xuất đang ở đâu?
Sản xuất – chế biến nông sản là việc làm dài hơi, vất vả và rủi ro nhưng lợi nhuận thấp, ít doanh nghiệp chịu làm. Bà Phạm Chi Lan từng nói, ở Việt Nam có doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa, doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp Không Chịu Lớn. Doanh nghiệp nhỏ & vừa thường không có khả năng hay còn nhiều ngành khác hấp dẫn hơn. Doanh nghiệp lớn thì tìm miếng bánh lớn, sản lượng cao, doanh số khủng. Doanh nghiệp Không Chịu Lớn là có khả năng nhất mà sợ khổ nên không làm. Mà đúng là khổ thật nên không trách họ được.
Là người yêu Nông Sản Việt, Nặng Lòng với Nông Dân, Chilica đã mất 5 năm nghiên cứu và thực nhiệm, đầu tư dây chuyền – công nghệ chế biến tương ớt bằng phương pháp ủ lên men tự nhiên – đến nay đã hơn 1,5 triệu đô, bao trí tuệ – công sức – thời gian của cả một đội ngũ. Hỏi mấy nông dân có thể làm được?
Ra được một sản phẩm siêu sạch, cực ngon, giữ nguyên hương vị cay thơm và màu sắc của ớt tươi nhưng bán cũng không phải dễ. Tham gia hội chợ từ Nam chí Bắc, từ trong nước ra đến nước ngoài. Sampling liên tục trên mọi miền đất nước để phát triển hệ thống phân phối, giới thiệu đến người tiêu dùng là công việc dài hơi và tốn kém, hỏi nông dân làm nỗi không?
Nếu chế biến không phát triển, chế biến nông sản không sâu để nâng giá trị thì giá nông sản vẫn thấp, đời sống nông dân vẫn khó khăn và “Bài Thánh Ca Buồn” giải cứu nông sản vẫn cứ hát mãi. Thử nghĩ, 1 tấn ớt tươi chỉ sản xuất được 1,45 tấn tương ớt lên men Chilica, nếu Chilica chiếm 10-15% thị phần thì lượng ớt được tiêu thụ khủng cỡ nào, cần gì phải giải cứu. Giá tương ớt lên men Chilica đang bán 150k/kg, giá ớt mua vào chưa khi nào dưới 25k/kg, vậy là người nông dân được lợi, người tiêu dùng sử dụng sản phẩm sạch, ngon, tốt cho sức khoẻ. Tất cả đều lợi, đây là giải pháp ổn định, căn bản cho đầu ra.…
Chilica muốn tận hưởng cuộc sống theo cách riêng của mình, vừa làm việc, vừa có ích cho cộng đồng. Tất nhiên tiên phong thì lúc nào cũng khó khăn nhưng mình sẽ hưởng được hạnh phúc mà nó mang lại. Ai không làm sẽ không thể cảm nhận được cảm xúc đó, sự chuyển tải bằng ngôn ngữ không làm sao nói hết được. Chilica chỉ biết chăm chút cho sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách suất sắc nhất để người tiêu dùng có thể cảm nhận phần nào đó cảm xúc mà Chilica đã nhận được.…
Đối với nông dân, thương còn không hết chứ đừng trách họ không lo đầu ra. Trách nhiệm của chúng ta là tìm hiểu nhà sản xuất – sản phẩm tử tế, sử dụng – ủng hộ và lan toả cho cộng đồng – việc này cần lắm, vẹn cả mọi đường.