Xuất khẩu qua kênh thương mại điện tử tại Việt Nam đã đạt 3,5 tỷ USD chỉ trong năm 2022 và dự báo tăng lên 5,5 tỷ USD vào năm 2027, tăng trưởng gần 10% mỗi năm. Đây đang là kênh hấp dẫn với nhiều doanh nghiệp khỏi nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam lựa chọn để tiến ra thị trường toàn cầu. Tuy nhiên, để xuất khẩu thành công thì đặc biệt đối với những mặt hàng nông sản chế biến có giá trị thấp thì doanh nghiệp không chỉ dựa vào những nền tảng này mà còn phải nghiên cứu kế hoạch giữa kênh thương mại điện từ với kênh bán hàng truyền thông “online + offline”
Từng đưa tương ớt lên sàn Amazon cách đây 3 năm, nhưng rồi doanh nghiệp phải tạm dừng do không mang lại hiểu quả kinh tế. Bởi tương ớt là mặt hàng có giá trị thấp, nếu quá trình giao hàng có phát sinh rủi ro thì rất khó để xử lý hoặc chi phí rất cao.
Theo ông Nguyễn Thanh Hiền (Giám đốc Công ty TNHH CNSH TomCare) : “Mỗi đơn hàng nếu họ trả về mình thì xử lý lại rất tốn kém, không đáp ứng được lợi nhuận hay chi phí mình bỏ ra, cho nên việc đưa sản phẩm lên Amazon tạm thời gác lại.”
Kênh online tạm dừng, doanh nghiệp tìm qua kênh offline, giao dịch truyền thống thông qua các hội chợ quốc tế, dưới dự hỗ trợ của Tham tán thương mại. Nhờ đó, sản phẩm đã chính thức có mặt tại thị trường mình cuối năm 2022. Cũng nhờ đối tác Mỹ hỗ trợ, đến tháng 10 vừa qua doanh nghiệp trở lại kênh bán hàng Amazon.
Sự hỗ trợ giữa hai kênh online và offline thời gian ngắn đã giúp doanh nghiệp tăng nhanh lượng hàng xuất khẩu, nâng công suất nhà máy lên gấp 10 lần, lên 30 cont mỗi tháng để đáp ứng nhu cầu phát triển.
Theo ông Nguyễn Thanh Hiền (Giám đốc Công ty TNHH CNSH TomCare): “Online hỗ trợ offline quảng bá, giới thiệu vì nhiều người họ mua online xong họ mới mua offline. Nếu họ mua online xong mà mình không có kênh offline thì khi khách hàng mua lượng lớn sẽ khó đáp ứng vì chi phí quá cao. Vì thế, kênh online lúc nào mình cũng phải chú trọng và nó luôn luôn là đi kèm, nhưng hệ để ra số lượng lớn thì kênh offline phải sẵn sàng”
Theo ông Trần Xuân Thủy (Giám đốc khu vực miền Nam, Amazon Global Selling) : “Bây giờ chúng ta có thể tận dụng thương mại điện tử để có thể nghiên cứu được nhu cầu tiêu dùng một cách nhanh chóng. Đó là một công cụ rất hiệu quả để giúp cho các doanh nghiệp có thể nắm bắt được xu thế tiêu dùng một cách hiệu quả nhất”
Đối với Tương ớt lên men Chilica: Hiện doanh thu từ kênh thương mại điện tử của doanh nghiệp chỉ chiếm 2-3% trong tổng doanh thu xuất khẩu, nhưng là kênh không thể thiếu để xây dựng thương hiệu, tiếp cận hàng triệu khách hàng mới trên toàn cầu.